3 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Mục lục

Quản lý tài chính cá nhân luôn là một bài toán nan giải đối với tất cả chúng ta. Có rất nhiều các bạn trẻ vẫn chưa biết phải quản lý chi tiêu sao cho hợp lý. Vậy, quản lý tài chính có khó không? Câu trả lời đương nhiên là có, vì có rất nhiều yếu tố tác động trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, nếu ta thực hành 3 phương pháp dưới đây, việc quản lý tài chính cá nhân sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mỗi cá nhân sẽ có hoàn cảnh phù hợp với từng phương pháp. Hãy xem xét và lựa chọn thật kỹ nhé!

Phương pháp 50-30-20

Phương pháp 50/20/30 được coi là phương pháp nhập môn cho những ai bắt đầu quản lý tài chính cá nhân. Vì tính tiện dụng, dễ làm, dễ hiểu nhưng lại đem tới hiệu quả cao. Với quy tắc này, bạn chỉ cần chia thu nhập thành 3 khoản chính:

▪️ 50% cho nhu cầu thiết yếu: Tiền thuê nhà, ăn uống, nhu yếu phẩm, di chuyển,… Hầu hết đây sẽ là những chi tiêu cố định của mỗi người. Thế nên về cơ bản, chúng ta sẽ không cần cắt giảm phần này.

▪️ 30% cho sở thích cá nhân: Giải trí, đi du lịch, mua sắm, vui chơi,… Đây được coi là danh mục linh hoạt hơn. Ta vẫn sẽ sống được nếu không có những hoạt động trên. Vì vậy, ta có thể cắt giảm để hạn chế những chi phí phát sinh không cần thiết.

▪️ 20% cho mục tiêu tài chính khác. Tùy vào mục đích mà đây có thể là một khoản tiết định kỳ, quỹ dự phòng hoặc khoản đầu tư sinh lời. Việc duy trì danh mục này sẽ giúp ích cho bản thân trong tương lai. Ta có thể có cuộc sống thoải mái hơn mà không cần nghĩ quá nhiều về vấn đề tài chính.

Phương pháp Kakeibo

Kakeibo trong tiếng Nhật có nghĩa là sổ chi tiêu tài chính. Với phương pháp này, thay vì sử dụng các công cụ tính toán hiện đại để ghi chép lại mọi khoản thu chi, hãy trực tiếp ghi chép chúng vào sổ. Việc này sẽ giúp chúng ta quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn.

Về cơ bản, phương pháp này sẽ được thực hiện vào đầu mỗi tháng. Và bạn cần trả lời 4 câu hỏi chính sau:

  • Thu nhập hiện tại của bạn là bao nhiêu?
  • Khoản tiền bạn sẽ tiết kiệm mỗi tháng?
  • Chi tiêu hàng tháng đang là bao nhiêu?
  • Bạn sẽ làm gì để cải thiện nếu vượt quá chi tiêu?

Từ những ghi chép của mình, bạn sẽ tính được tổng số tiền đã chi vào cuối tháng và đánh giá xem mình có chi tiêu vượt quá số tiền xác định ở đầu tháng không. Nếu có, bạn cần kiểm tra mục chi tiêu nào nhiều nhất, và đưa ra phương án điều chỉnh trong tháng tiếp theo.

Hiểu rõ thêm về phương pháp Kakeibo tại đây nhé: https://dgoacademy.vndirect.com.vn/phuong-phap-tiet-kiem-kakeibo-vi-sao-nen-su-dung/

Phương pháp dựa trên số 0

Nếu bạn cảm thấy việc sử dụng những phương pháp trên là quá sức do thu nhập không cao, đôi khi phải bù quỹ tiết kiệm vào quỹ sinh hoạt thì đây sẽ là phương pháp dành cho bạn.

Mục tiêu của Phương pháp quản lý tài chính dựa trên con số 0 rất đơn giản. Bạn chỉ cần đảm bảo không MẮC NỢ mỗi tháng, tổng thu nhập trừ đi chi phí vừa bằng 0 là được.

Để áp dụng thành công phương pháp này, bạn chỉ cần liệt kê thật đầy đủ thu chi và đảm bảo không phát sinh bất kỳ khoản chi vượt quá dự kiến. Đây sẽ là công thức cho người có thu nhập vừa đủ sống như: sinh viên, người mới đi làm,… Việc này sẽ

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest