PHƯƠNG PHÁP 5 TÀI KHOẢN (THE HIGH-5 BANKING METHOD) – Bạn cần bao nhiêu tài khoản để quản lý tài chính cá nhân?

Mục lục

Sẽ cần bao nhiêu tài khoản để quản lý tài chính hiệu quả nhất? Chuyên gia tiền tệ Sahirenys Pierce, người đã tạo ra Phương pháp 5 tài khoản hướng dẫn bạn cách dễ dàng để quản lý tài chính cá nhân và xây dựng sự giàu có. 

Phương pháp 5 tài khoản là gì? 

Được tạo ra bởi Sahirenys Pierce, một nhà giáo dục và người có ảnh hưởng về tài chính cá nhân, người trước đây đã từng làm việc trong lĩnh vực tài chính, “Phương pháp 5 tài khoản” đề cập đến việc nắm giữ số lượng tài khoản ngân hàng “hoàn hảo”, bao gồm hai tài khoản thanh toán (checking account)ba tài khoản tiết kiệm (savings account)

Mỗi tài khoản sẽ phục vụ một mục đích cụ thể, giúp bạn thiết lập thói quen tiết kiệm, dễ dàng quản lý chi tiêu và đạt được các mục tiêu tài chính nhất định. 

1. Tài khoản thanh toán hóa đơn (Bills checking account) 

Hóa đơn là khoản chi tiêu bắt buộc, phải thanh toán thường xuyên và thường chiếm một phần lớn trong thu nhập của bạn. Nếu không thanh toán chúng, những hóa đơn này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật cũng như điểm tín dụng của bạn. 

Ví dụ: 

  • Nhà ở: Tiền thuê nhà, tiền thế chấp, thuế tài sản. 
  • Nợ: Thẻ tín dụng, khoản vay mua xe, khoản vay sinh viên. 
  • Hóa đơn tiện ích: Điện, nước, điện thoại, gas, internet. 
  • Cửa hàng tạp hóa: không bao gồm ăn uống bên ngoài. 

Tài khoản này sẽ giúp bạn kịp thời thanh toán các hóa đơn, đồng thời cũng minh họa tổng thể số tiền bạn chi tiêu trong một tháng, giúp bạn biết được mình cần dành bao nhiêu tiền cho việc thanh toán các hóa đơn sắp tới. 

2. Tài khoản thanh toán cá nhân (Lifestyle checking account)  

Đây là khoản chi tiêu dành cho tất cả những gì bạn “muốn”, bằng cách phân bổ một số tiền nhất định vào tài khoản mỗi khi nhận lương cho những hoạt động giải trí, mua sắm mang lại niềm vui cho mình. Tuy nhiên, khi tài khoản về 0, hãy dừng việc chi tiêu của bạn lại cho đến lần chuyển tiền tiền tiếp theo. 

Ví dụ: 

  • Chăm sóc cá nhân: cắt tóc, spa, tập gym 
  • Đồ dùng cần thiết: Khăn giấy, kem đánh răng, chất tẩy rửa 
  • Giải trí: Phim, truyện, sở thích khác 
  • Ăn uống: Nhà hàng, dịch vụ giao đồ ăn tận nhà, quán bar 
  • Khác: Mua sắm, đi chơi với bạn bè 

Tài khoản này sẽ giúp bạn có thể tận hưởng cuộc sống của mình trong khi vẫn chi tiêu có trách nhiệm, không vượt quá ngân sách. 

3. Tài khoản dự phòng khẩn cấp (Emergency fund savings account) 

Đây là khoản tài chính an toàn giúp bạn dự phòng cho những rủi ro tiềm tàng trong tương lai hay các chi phí phát sinh ngoài dự kiến, là một trong những khoản tiết kiệm quan trọng mà bạn cần có. Bạn nên để dành ít nhất từ 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt cho quỹ dự phòng khẩn cấp của mình. 

Ví dụ: 

  • Cấp cứu: Phẫu thuật, bệnh tật 
  • Mất việc: Bị sa thải, nghỉ việc, đình chỉ công tác 
  • Sửa chữa nhà: Mái dột, sửa hệ thống ống nước 
  • Các vấn đề về xe cộ: tai nạn, sửa chữa xe 

4. Tài khoản tiết kiệm dài hạn (Long-term goals savings account) 

Tất cả chúng ta đều có những mục tiêu lớn đi kèm với chi phí bỏ ra cao và sẽ cần mất nhiều thời gian để có thể đạt được những mục tiêu đó.  

Ví dụ: 

  • Trả trước: Xe, nhà 
  • Những chuyến du lịch lớn: Một chuyến du lịch nước ngoài của cả gia đình 
  • Kết hôn: Nhẫn, lễ phục, nhà hàng, trăng mật 
  • Sinh con: viện phí, sữa, quần áo và đồ dùng cho trẻ 

Tài khoản này sẽ cho phép bạn dễ dàng theo dõi tiến độ tiết kiệm của mình, cũng như việc phân bổ tiền cho bất kỳ mục tiêu nào phải mất hơn 12 tháng để đạt được, giúp bạn có thời gian để tiết kiệm hợp lý mà không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu khác của mình. 

5. Tài khoản tiết kiệm ngắn hạn (Short-term goals savings account) 

Tài khoản thứ năm và cũng là tài khoản cuối cùng dành riêng cho các mục tiêu ngắn hạn mà bạn muốn đạt được trong vòng 12 tháng tới. 

Ví dụ: 

  • Nâng cấp: Điện thoại, ipad,… 
  • Quà tặng đặc biệt: Sinh nhật, giáng sinh, ngày của cha/mẹ. 
  • Các hoạt động nhỏ: Du lịch biển, các chuyến đi phượt, các sự kiện thể thao, các buổi hòa nhạc 

Hãy bắt đầu từ những gì bạn có 

Pierce nói rằng bạn không nhất thiết phải mở tất cả năm tài khoản cùng một lúc, đặc biệt là nếu bạn không có đủ điều kiện tài chính để làm điều này. 

Bạn có thể bắt đầu với ba tài khoản quan trọng nhất – hóa đơn, cá nhân, quỹ khẩn cấp – và sau đó, hãy làm việc theo cách của mình và đóng góp cho các mục tiêu tiết kiệm khác nhau. 

Bên cạnh đó, còn có một số mẹo khác mà bạn nên ghi nhớ: 

Hãy cố gắng không giữ tất cả các tài khoản của bạn ở cùng một ngân hàng. Ví dụ, trong trường hợp một ngân hàng gặp lỗi hệ thống hoặc nâng cấp và bảo trì, bạn cần có tài khoản tại các ngân hàng khác để sử dụng. 

Hãy tận dụng các ứng dụng hỗ trợ việc lập ngân sách miễn phí và cho phép bạn kết nối tất cả các tài khoản của mình, bao gồm cả tài khoản hưu trí. 

Chỉ mở những tài khoản phù hợp với tình huống của bạn. Ví dụ, nếu bạn không có bất kỳ mục tiêu dài hạn nào ngay bây giờ, bạn không nhất định phải mở tài khoản tiết kiệm dài hạn cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng. 

Cuối cùng, hãy cân nhắc việc gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao – một mức lãi suất tốt hơn so với các tài khoản thông thường. 

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest