Bí quyết thoát khỏi áp lực tài chính

Mục lục

Áp lực tài chính luôn xuất hiện ở mọi người với mọi lứa tuổi. Khi bắt đầu công việc đầu tiên, chúng ta luôn tìm cách cải thiện chất lượng cuộc sống. Khi lập gia đình, chúng ta lại bận tâm tiền đâu để mua nhà, mua xe. Đến lúc có con cái lại phải lo tiền đâu cho con môi trường học tập tốt nhất. Và khi về già, vẫn còn các “gánh nặng” như khoản chi phí sinh hoạt, đặc biệt là khoản chi cho sức khỏe. Tài chính và cuộc sống vốn là hai khía cạnh gắn liền với nhau. Việc cân bằng được cả 2 là vô cùng quan trọng trong cuộc sống

Áp lực tài chính là gì? 

Áp lực tài chính là những gánh nặng về tiền bạc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Khi mà nhu cầu sống ngày càng đa dạng nhưng tài chính không đủ để đáp ứng. Từ đó khiến chất lượng cuộc sống đi xuống, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần  

Nguyên nhân dẫn đến áp lực tài chính? 

Có 3 nguyên nhân chính khiến chúng ta gặp vấn đề về tài chính trong cuộc sống:

  • Chi tiêu quá đà: phần lớn chúng ta đều vướng vào cạm bẫy chi tiêu. Khi thu nhập chúng ta tăng, kéo theo chi tiêu cũng tăng theo. Việc mất kiểm soát trong chi tiêu sẽ gây lên áp lực tài chính.   
  • Nợ nần chồng chất: ứng trước từ bạn bè, người thân, gia đình hay các thẻ tín dụng. Nhằm bù đắp cho những khoản thiếu hụt là hệ quả của một sức khỏe tài chính yếu. Kinh khủng hơn là các khoản vay trả lãi cao, nó bào mòn những tích lũy tài sản và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch tài chính của bạn. 
  • Không có khoản dự phòng: ngay cả khi đã lên kế hoạch hoàn chỉnh vẫn có các sự cố bất ngờ xảy ra. Khi đó buộc chúng ta phải chi một khoản dự phòng tài chính. Vì vậy việckhông chuẩn bị một quỹ dự phòng cho các tình huống bất ngờ cũng khiến tài chính bị ảnh hưởng. 

Tác hại của áp lực tài chính? 

Tác hại của áp lực tài chính là vô cùng nghiêm trọng: 

  • Trục trặc trong các mối quan hệ. có thể gây tranh cãi với gia đình, người yêu, bạn bè những vấn đề dù nhỏ nhặt vụn vặt. 
  • Mất cân bằng trong cuộc sống. Một số người có xu hướng ăn nhiều hơn hoặc ăn ít đi, hoặc trằn trọc khó ngủ. Ta sẽ không màng đến sức khỏe vì chỉ nghĩ đến việc giải quyết vấn đề.
  • Dễ mệt mỏi, nhịp tim tăng, luôn có cảm giác bồn chồn lo lắng. Rất nhiều người không điều trị ngay còn dẫn tới trầm cảm vì suy nghĩ quá nhiều 
  • Giải tỏa bằng cách chi tiêu bất hợp lý. Mua sắm là cách nhiều người hay chọn để giải tỏa các căng thẳng và áp lực. Càng căng thẳng thì chi càng nhiều tiền hơn. Như vậy sau khi mua sắm xong, áp lực sẽ không được giảm đi mà còn tăng thêm.

Cách thoát khỏi áp lực tài chính? 

Có rất nhiều cách để có thể cải thiện tình hình tài chính của chúng ta. Mỗi cá nhân với tình trạng khác nhau sẽ có cách giải quyết riêng biệt. Hãy đọc và lựa chọn cách giải quyết phù hợp với bản thân nhé!

Quản lý chi tiêu của bản thân 

Hãy bắt đầu ghi chép lại toàn bộ các khoản chi tiêu hàng ngày của mình để hiểu rõ thói quen sinh hoạt của bản thân trong vòng 1 tháng trước, sau đó phân loại chúng theo các hạng mục. Rồi thiết lập một kế hoạch chi tiêu sao cho thật hợp lý. 

Kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn kiểm soát được dòng tiền của chính mình, để bạn phân biệt được đâu là khoản cần, khoản nào có thể cắt giảm. Đồng thời cũng chuẩn bị được một số tiền tiết kiệm dự phòng cho các sự cố bất ngờ. 

Bạn có thể sử dụng “công cụ” để quản lý và phân bổ tài sản như Tháp tài sản HWG. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại: https://dgoacademy.vndirect.com.vn/thap-tai-san-hwg-kien-tao-bao-an-tai-chinh/

Phân biệt tài sản và tiêu sản

Tài sản là những gì bạn bỏ tiền túi ra để sở hữu chúng sau đó chúng sẽ mang lại tiền về cho bạn. Còn tiêu sản là tiền bạn bỏ ra để sở hữu chúng nhưng trong tương lai bạn vẫn phải tiếp tục chi thêm tiền để duy trì, nuôi dưỡng chúng. 

Ví dụ như: mua cổ phiếu sinh lời thì đó là một tài sản. Mua nhà sau đó cho thuê hoặc bán, theo thời gian tổng vốn và lãi hơn số vốn ban đầu thì đó là một tài sản. Còn nếu bạn bỏ tiền mua một chiếc xe quá đắt tiền nhưng chi phí bạn phải chi trả hàng tháng quá nhiều như tiền xăng tiền bảo dưỡng, tiền phạt, tiền vay trả góp… thì đó là tiêu sản. Như vậy, việc tích lũy tài sản sẽ giúp bạn có một tài chính vững mạnh. 

Tuy nhiên trong quản lý tài chính, tiêu sản hay tài sản còn phụ thuộc vào lifestyle của mỗi người, đôi khi tiêu sản nhưng mang lại giá trị tinh thần giúp chúng ta cân bằng được cuộc sống thì cũng là một loại tài sản tinh thần. 

Ưu tiên thanh toán các khoản nợ nhỏ: 

Liệt kê các khoản nợ cùng các con số chi tiết kèm theo như ngày vay nợ, tiền gốc, tiền lãi, nguồn tiền còn lại hoặc dòng tiền dự kiến trong tương lai cho việc vay nợ. Sau đó, bạn có thể xác định tính cấp bách của các khoản nợ và khả năng trả nợ để ưu tiên trả các khoản đó. 

Lập quỹ dự phòng tài chính 

Quỹ khẩn cấp được hiểu đơn giản là số tiền để dành cho những sự kiện bất ngờ trong cuộc sống. Ví dụ như thất nghiệp, bệnh tật, thiệt hại tài sản. Quỹ khẩn cấp phải là tài sản có tính thanh khoản cao và an toàn như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng… 

Điều này này sẽ giúp cho chúng ta có sẵn tiền mặt để xử lý được ngay sự việc. Chúng ta không phải chờ lương, chờ thu nhập về hoặc vay mượn… 

Căn cứ vào số tiền chi tiêu tối thiểu một tháng, dự trù một khoản 3-6 tháng là hợp lý. Ví dụ một tháng bạn phải chi tối thiểu 10 triệu thì nên dự phòng 30-60 triệu. Điều này sẽ giúp bạn có đủ thời gian để giải quyết vấn đề mà không bị áp lực.

Lời kết

Thoát khỏi áp lực tài chính là một nhiệm vụ khó khăn mà ta phải tự khám phá. Bằng cách lập kế hoạch, giữ được sự kiên nhẫn và kiên trì, chúng ta có thể dần dần đàm phán với những thách thức tài chính và tạo ra một tương lai mà mình mong đợi.

Hãy nhớ rằng, mỗi quyết định nhỏ trong hằng ngày đều có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong tình hình tài chính cá nhân của bạn. Từ việc quản lý chi tiêu đến việc đầu tư thông minh, mọi hành động tích cực đều đóng góp vào việc xây dựng một tương lai mạnh mẽ hơn.

Nếu bạn đang trải qua áp lực tài chính, những gợi ý từ bài viết này có thể giúp bạn tìm ra hướng giải quyết. Hãy bắt đầu bằng cách áp dụng những biện pháp nhỏ hàng ngày và nhớ rằng mọi sự thay đổi nhỏ đều có thể góp phần vào việc giảm bớt áp lực tài chính và xây dựng một tương lai tài chính mạnh mẽ.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest