Phân tích kinh tế vĩ mô 2024

Mục lục

Câu hỏi đặt ra là giải pháp nào để đạt được mục tiêu rất cao như vậy. Về lâu dài, đó là các giải pháp tăng năng suất lao động chung của nền kinh tế nhờ áp dụng các công nghệ mới và nâng cao hiệu quả trong đầu tư, nhất là đầu tư vào giáo dục và đào tạo để xây dựng lực lượng công chức chuyên nghiệp để triển khai chủ trương chính sách và một đội ngũ lãnh đạo có năng lực giám sát, hướng dẫn mà hiện tại chưa có cơ chế để tuyển chọn như vậy.

Chủ trương phát triển dựa trên công nghệ mới được đánh dấu bước đầu triển khai trong thực tế. Trong tháng 3/2025 Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước được giao trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số; Bộ Tài chính cũng được giao chủ trì chuẩn bị nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tài sản số, tài sản mã hóa. Thí điểm sàn giao dịch tiền số ở trung tâm tài chính sẽ mở ra cơ hội phát triển thị trường tài sản số, thúc đẩy kinh tế số. Đó là cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm về tài sản số trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, đây là điều không đơn giản, nhiều rủi ro: tài sản số và tiền mã hóa có biên độ biến động lớn và nhanh, thậm chí còn hơn so với thị trường chứng khoán. Giao dịch xuyên biên giới dễ dàng với các giao dịch ẩn danh khiến việc kiểm soát, bao gồm cả chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, rất khó khăn. Việc công nhận đồng tiền mã hóa không do Nhà nước phát hành sẽ ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ.

Trước mắt, kỳ vọng tăng trưởng cao dường như được đặt vào tín dụng ngân hàng làm kênh dẫn vốn quan trọng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2025 dự kiến ban đầu khoảng 16%, tăng 0,92 điểm phần trăm so với thực hiện năm 2024 và được điều chỉnh lên 18-20%, tương đương với 2,5 triệu tỷ đồng đến 3 triệu tỷ đồng, cao hơn mức 12-14% các năm gần đây. Chính sách tài khóa được kỳ vọng phối hợp hợp lý (thuế, phí, tăng thu, tiết kiệm chi…) nhưng tỷ lệ bội chi ngân sách được Quốc hội điều chỉnh lên 4-4,5% GDP.

Đầu tư công tiếp tục được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng: tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 174 tỷ USD trở lên; trong đó, đầu tư công khoảng 36 tỷ USD, tương đương 875.000 tỷ đồng, cao hơn khoảng 84.300 tỷ đồng so với kế hoạch đã giao năm 2025 (790.700 tỷ đồng); đầu tư tư nhân khoảng 96 tỷ USD; FDI 28 tỷ USD và đầu tư khác là 14 tỷ USD.

Nhiều dự án hạ tầng quan trọng hoàn thành năm 2025: nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, T2 Nội Bài và khởi công xây dựng tàu điện ngầm ở Hà Nội, TPHCM, bến cảng Liên Chiểu… Đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng bằng nguồn tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên và tăng thu ngân sách 2024.

Tăng bội chi ngân sách gấp rưỡi, mức được cho là lành mạnh (3%), gây lo ngại thúc đẩy lạm phát gia tăng, khi cuộc tinh giản bộ máy đòi hỏi chi phí lớn, không chỉ là tiền hỗ trợ cho những người nghỉ hưu sớm: lúc ban đầu dự tính cho cuộc sáp nhập các bộ, ngành là 160.000 tỷ đồng. Khi cuộc cải cách hành chính mở rộng, xóa bỏ cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh và xã ở quy mô lớn thì hiện chưa có số liệu và nguồn kinh phí hỗ trợ.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest